Thông thường nhiều người vẫn nghĩ phải học xong hết bậc trung học phổ thông thì mới nghĩ đến chuyện “chọn nghề - định nghiệp”. Tuy nhiên, ở lứa tuổi 14-15 (tức bậc THCS), các em học sinh đã có thể lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Có bạn thích làm ca sĩ, bạn lại mơ làm diễn viên hay trở thành bác sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư, nhà thiết kế thời trang, phóng viên, biên tập viên, MC, diễn giả..., hoặc đơn giản theo một nghề truyền thống, làm chủ một cửa hàng, cửa hiệu nho nhỏ của riêng mình… Ở các nước phương Tây, các em học sinh được định hướng nghề nghiệp từ rất sớm và được lồng ghép vào các bài học, thực hành nghề,trải nghiệm công việc mình yêu thích. Việc định hướng được nghề sớm sẽ đem lại cho các em rất nhiều lợi ích như: rút ngắn thời gian học tập, tiết kiệm chi phí, có định hướng và động lực học tập, nỗ lực phấn đấu để sớm có nghề nghiệp ổn định.
Tốt nghiệp THCS chính là thời điểm quan trọng, là tiền đề để các em lựa chọn hướng đi trong tương lai của mình. Chọn trường, chọn nguyện vọng thi tuyển sinh lớp 10 công lập, trường quốc tế hay tư thục…? Lựa chọn nào là đúng đắn và phù hợp? Mơ ước và mục tiêu đặt ra, liệu có thành hiện thực? Làm thế nào để “Đặt tay vào ước mơ”, hay “Chạm tới giấc mơ”? Thấu hiểu và mong muốn được đồng hành với các em học sinh, gia đình và nhà trường, Trung tâm ABA đã xây dựng, thực hiện và phát triển chương trình “Hướng nghiệp chọn nghề cùng lớp 9”. Chương trình luôn được Ban Giám hiệu, giáo viên, đông đảo phụ huynh và học sinh ở nhiều nhà trường đón nhận, ghi nhận và chia sẻ, hợp tác bởi giá trị, hiệu quả từ Chương trình mang lại.
Chương trình hướng nghiệp “Đặt tay vào ước mơ” bao gồm hai phần:
Phần 1. Hợp sức xây ước mơ;
Phần 2. Tiếp sức mùa thi – cán đích ước mơ.
Hợp sức xây ước mơ, với phương châm “Ước mơ không đơn độc” và “Không ai trong chúng ta mạnh bằng tất cả chúng ta hợp lại” sẽ được Thầy cô và các chuyên gia ABA lồng ghép các hoạt động “học mà chơi – chơi mà học” thông qua những game show vui nhộn để giúp học sinh rút ra bài học cho riêng mình về định hướng mục tiêu, nghề nghiệp trong tương lai.
Hành trình trải nghiệm “Hợp sức xây ước mơ”
Khởi động – tạo không khí vui vẻ - cam kết sẵn sàng tham gia hết mình vào các thử thách.
Trải nghiệm 1: Xác định mục tiêu
Luật chơi: Mỗi đội sẽ nhận được hai chiếc ống hơi khổng lồ, một quả bóng, một chiếc rổ khổng lồ và rất nhiều băng dính. Nhiệm vụ của các thành viên là phải tạo thành một chiếc bè để một thành viên ngồi lên trên di chuyển về đích để ném bóng vào đúng mục tiêu nghề nghiệp mà lớp mình đã chọn.
Mỗi một nghề nghiệp sẽ có khoảng cách khác nhau tương đương với độ khó để đạt được mục tiêu thi vào trường đó. Ví dụ như khối nghề lực lượng vũ trang khó nhất thì khoảng cách từ người ném đến đích là 5m…
Ném bóng được vào đích hay chọn được mục tiêu thì đội sẽ nhận được một bản đồ + mật thư dẫn đội đến với những thử thách tương đương với khối nghành nghề mà đội mình đã chọn.
Hình ảnh hoạt động:
Bài học: Phải suy nghĩ lựa chọn thật kĩ ngành nghề mà mình đã chọn dựa theo năng lực của mình.
Trải nghiệm 2: Trải nghiệm nghề nghiệp
Luật chơi: Mỗi đội có 15 phút thực hiện thử thách của đội mình
Thử thách 1: Nhiệm vụ của cả đội phải dùng sức mạnh và sự dẻo dai để vượt qua hệ thống liên hoàn các chướng ngại vật => lấy nguyên liệu phục vụ cho thử thách số 2.
Thử thách 2: Từ những vật dụng mà đội đã có được từ thử thách đầu tiên. Nhiệm vụ của tất cả các thành viên trong đội là phải chế tạo ra một khẩu pháo chắc chắn để có thể bắn bóng nước thi đấu với các đội còn lại.
Thử thách 3: Mỗi đội cần thảo luận chiến lược và chọn ra các thành viên đại diện thi đấu đối kháng với các đội còn lại với tiêu chí Ai khoẻ hơn? Đội nào còn nhiều thành viên trên sàn thi đấu hơn đội đó sẽ dành chiến thắng.
Hình ảnh minh hoạ:
Bài học: Sức khoẻ - tính kỷ luật – kiên cường – đoàn kết là những đức tính cần có của 01 cán bộ trong nhóm nghề Lực lượng vũ trang.
Nông nghiệp sạch: Các thành viên được tham gia trực tiếp vào các khâu trong sản xuất nông sản sạch như làm đất tạo luống, trồng cây, chăm sóc và thu hoạch hoa màu. Đặc biệt, nếu nhà trường lựa chọn tổ chức chương trình tại khu vực RAU HỮU CƠ BÁC TÔM các bạn sẽ được tham gia vào thu hoạch – đóng gói và trao đổi sản phẩm do chính tay mình làm nên.
Luật chơi: BTC sẽ cho bốc thăm lựa chọn loại rau mà lớp mình được kinh doanh độc quyền, đồng thời cho vay 1 số vốn nhất định (500.000/đội). Với nhiệm vụ được giao, đội trưởng phân công các thành viên đảm nhiệm từng công việc cụ thể sao cho có năng suất và hiệu quả lao động cao nhất.
Hình ảnh hoạt động: (trồng rau, cuốc đất, thu hoạch và bán sản phẩm)
Gala “Nơi tài năng tỏa sáng”
Những hoạt náo viên sôi động, hài hước, một buổi giao lưu vui vẻ giữa thầy, trò và cũng là dịp để các tài năng trẻ có dịp toả sáng trên sân khấu.
Thông thường nhiều người vẫn nghĩ phải học
xong hết bậc trung học phổ thông thì mới nghĩ đến chuyện “chọn nghề - định nghiệp”. Tuy
nhiên, ở lứa tuổi 14-15 (tức bậc THCS), các em học sinh đã có thể lựa chọn nghề
nghiệp cho tương lai. Có bạn thích làm ca sĩ, bạn lại mơ làm diễn viên hay trở
thành bác sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư, nhà thiết kế thời trang, phóng viên, biên tập
viên, MC, diễn giả..., hoặc đơn giản theo một nghề truyền thống, làm chủ một cửa
hàng, cửa hiệu nho nhỏ của riêng mình… Ở các nước phương Tây, các em học sinh
được định hướng nghề nghiệp từ rất sớm và được lồng ghép vào các bài học, thực
hành nghề,trải nghiệm công việc mình yêu thích. Việc định hướng được nghề
sớm sẽ đem lại cho các em rất nhiều lợi ích như: rút ngắn thời gian học tập, tiết
kiệm chi phí, có định hướng và động lực học tập, nỗ lực phấn đấu để sớm có nghề
nghiệp ổn định.
Tốt
nghiệp THCS chính là thời điểm quan trọng, là tiền đề để các em lựa chọn hướng
đi trong tương lai của mình. Chọn trường, chọn nguyện vọng thi tuyển sinh lớp
10 công lập, trường quốc tế hay tư thục…? Lựa chọn nào là đúng đắn và phù hợp? Mơ
ước và mục tiêu đặt ra, liệu có thành hiện thực? Làm thế nào để “Đặt tay vào ước
mơ”, hay “Chạm tới giấc mơ”? Thấu hiểu và mong muốn được đồng hành với các em học
sinh, gia đình và nhà trường, Trung tâm ABA đã xây dựng, thực hiện và phát triển
chương trình “Hướng nghiệp chọn nghề cùng lớp 9”. Chương trình luôn được
Ban Giám hiệu, giáo viên, đông đảo phụ huynh và học sinh ở nhiều nhà trường
đón nhận, ghi nhận và chia sẻ, hợp tác bởi giá trị, hiệu quả từ Chương trình
mang lại.